Virtual Reality là gì? Thực tế ảo VR là công nghệ giúp con người có thể “cảm nhận” được không gian ảo một cách chân thực nhất nhờ vào các thiết bị đeo đi kèm? Qua bài dưới đây, Raovatonline.com.vn viết sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến các bạn đọc, cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Virtual Reality là gì?

Thực tế ảo hay còn gọi là thực tại ảo (tiếng Anh là virtual reality, viết tắt là VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập (ảo hóa) được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyên dụng, và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh.
Ngoài việc tạo ra không gian ảo, công nghệ thực tế ảo VR còn có thể tương tác thực tế với người dùng qua cử chỉ và nhiều giác quan khác nhau như: Thính giác, khứu giác và xúc giác.
Bên cạnh công nghệ thực tế ảo VR, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến công nghệ thực tế ảo tăng cường AR. Để phân biệt giữa 2 công nghệ này, bạn chỉ cần chú ý đến cách thức hoạt động của nó. Ví dụ, VR sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn ảo, trong khi đó AR sẽ dựa trên không gian thật của môi trường xung quanh, sau đó thêm một vài yếu tố ảo hóa vào bên trong.
Hệ thống thực tế ảo gồm những thành phần nào?
Một hệ thống VR tổng quát bao gồm 5 thành phần: phần mềm (SW), phần cứng (HW), mạng liên kết, người dùng và các ứng dụng. Trong đó 3 thành phần chính và quan trọng nhất là phần mềm (SW), phần cứng (HW) và các ứng dụng.
Phần mềm
Phần mềm luôn là linh hồn của VR cũng như đối với bất cứ một hệ thống máy tính hiện đại nào. Về mặt nguyên tắc có thể dùng bất cứ ngôn ngữ lập trình hay phần mềm đồ họa nào để mô hình hóa (modelling) và mô phỏng (simulation) các đối tượng của VR. Ví dụ như các ngôn ngữ (có thể tìm miễn phí) OpenGL, C++, Java3D, VRML, X3D,…hay các phần mềm thương mại như WorldToolKit, PeopleShop,…
Phần mềm của bất kỳ VR nào cũng phải bảo đảm 2 công dụng chính: Tạo hình vào Mô phỏng. Các đối tượng của VR được mô hình hóa nhờ chính phần mềm này hay chuyển sang từ các mô hình 3D (thiết kế nhờ các phần mềm CAD khác như AutoCAD, 3D Studio,..). Sau đó phần mềm VR phải có khả năng mô phỏng động học, động lực học, và mô phỏng ứng xử của đối tượng.
Phần cứng
Phần cứng của một hệ thống VT bao gồm: Máy tính (PC hay Workstation với cấu hình đồ họa mạnh), các thiết bị đầu vào (Input devices) và các thiết bị đầu ra (Output devices).
– Các thiết bị đầu vào (Input devices): Chúng bao gồm những thiết bị đầu ra có khả năng kích thích các giác quan để tạo nên cảm giác về sự hiện hữu trong thế giới ảo. Chẳng hạn như màn hình đội đầu HMD, chuột, các tai nghe âm thanh nổi – và những thiết bị đầu vào có khả năng ghi nhận nơi người sử dụng đang nhìn vào hoặc hướng đang chỉ tới, như thiết bị theo dõi gắn trên đầu (head-trackers), găng tay hữu tuyến (wire-gloves).
– Các thiết bị đầu ra (Output devices): gồm hiển thị đồ họa (như màn hình, HDM,..) để nhìn được đối tượng 3D. Thiết bị âm thanh (loa) để nghe được âm thanh vòm (như Hi-Fi, Surround,..). Bộ phản hồi cảm giác (Haptic feedback như găng tay,..) để tạo xúc giác khi sờ, nắm đối tượng. Bộ phản hồi xung lực (Force Feedback) để tạo lực tác động như khi đạp xe, đi đường xóc,…
Thực tế ảo tăng cường AR khác gì với thực tế ảo VR?

Bên cạnh công nghệ thực tế ảo VR, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến công nghệ thực tế ảo tăng cường AR. Để phân biệt giữa 2 công nghệ này, bạn chỉ cần chú ý đến cách thức hoạt động của nó. Ví dụ, VR sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn ảo, trong khi đó AR sẽ dựa trên không gian thật của môi trường xung quanh, sau đó thêm một vài yếu tố ảo hóa vào bên trong.
AR và VR là 2 không phải là đối thủ của nhau, mỗi công nghệ đều có những ứng dụng riêng biệt mà công nghệ còn lại không có, vậy nên chúng sẽ tồn tại song song với nhau.
Phân loại thực tế ảo
Ngành công nghiệp thực tế ảo vẫn cần có những bước tiến dài hơn trước khi hiện thực hóa tầm nhìn về một môi trường hoàn toàn cho phép người dùng nhập vai, tham gia vào nhiều cảm giác theo cách gần đúng với thực tế.
Trước mắt, công nghệ này đã tạo ra những sự thay đổi lớn trong việc cung cấp sự tương tác, cảm giác thực tế cho người dùng trong thế giới ảo. Điều đó cho thấy một tương lai hứa hẹn về việc ứng dụng VR trong một số ngành công nghiệp.
Hệ thống VR có thể thay đổi từ loại này sang loại khác, tùy thuộc vào mục đích của chúng và công nghệ được sử dụng.
Thực tế ảo không nhập vai (Non-immersive VR)
Loại VR này thường đề cập đến một môi trường mô phỏng 3D được truy cập thông qua màn hình máy tính. Môi trường không nhập vai có thể tạo ra âm thanh, hình ảnh sống động, tùy thuộc vào chương trình.
Người dùng có một số quyền kiểm soát môi trường ảo bằng bàn phím, chuột máy tính hoặc thiết bị khác, nhưng môi trường không tương tác trực tiếp với người dùng.
Trò chơi điện tử, hoặc một trang web cho phép người dùng thiết kế trang trí phòng, thiết kế nội thất,… là một ví dụ điển hình về VR không nhập vai.
Thực tế ảo bán nhập vai (Semi-immersive VR)

Loại VR này cung cấp trải nghiệm ảo một phần được truy cập thông qua màn hình máy tính hoặc một số loại tai nghe, kính thực tế ảo VR. Nó tập trung chủ yếu vào khía cạnh 3D trực quan của thực tế ảo và không kết hợp chuyển động vật lý theo cách đắm chìm hoàn toàn.
Một ví dụ phổ biến của VR bán nhập vai là trình mô phỏng chuyến bay, được các hãng hàng không và quân đội sử dụng để đào tạo phi công của họ.
Thực tế ảo hoàn toàn nhập vai (Fully immersive VR)
Loại VR này mang lại mức độ thực tế ảo cao nhất, khiến người dùng hoàn toàn đắm chìm trong thế giới 3D giả lập. Nó kết hợp cả thị giác, âm thanh và trong một số trường hợp là cả xúc giác. Thậm chí đã có một số thí nghiệm với việc bổ sung mùi hương.
Người dùng đeo các thiết bị đặc biệt như mũ bảo hiểm, kính thực tế ảo hoặc găng tay và có thể hoàn toàn tương tác với môi trường. Môi trường cũng có thể kết hợp các thiết bị như máy chạy bộ hoặc xe đạp tĩnh để cung cấp cho người dùng trải nghiệm di chuyển trong không gian 3D.
Hiện tại, công nghệ VR hoàn toàn nhập vai là một lĩnh vực vẫn còn sơ khai, nhưng nó đã có những bước thâm nhập quan trọng trong ngành công nghiệp game (trò chơi điện tử) và ở một mức độ nào đó là chăm sóc sức khỏe.
Thực tế ảo cộng tác (Collaborative VR)
Đôi khi, VR cộng tác được coi là một loại thực tế ảo. Trong mô hình này, người dùng đến từ các địa điểm khác nhau, cùng nhau tương tác trong một môi trường ảo, với mỗi cá nhân được thể hiện bằng một nhân vật 3D. Người dùng thường giao tiếp thông qua micrô và tai nghe.
Thực tế tăng cường (Augmented reality)
Tương tự VR cộng tác, thực tế ảo tăng cường đôi khi cũng được coi là một loại thực tế ảo, mặc dù nhiều người cho rằng nó là một lĩnh vực riêng biệt. Với thực tế ảo tăng cường, các mô phỏng ảo được phủ lên môi trường thế giới thực để cải thiện hoặc tăng cường các môi trường đó.
Ví dụ: Nhà bán lẻ đồ nội thất có thể cung cấp ứng dụng cho phép người dùng hướng điện thoại của họ vào một căn phòng nào đó và hình dung chiếc ghế, chiếc bàn sẽ trông như thế nào trong bối cảnh đó.
Xem thêm Đánh giá tai nghe Samsung Galaxy buds 2: Nhỏ gọn, chống ồn chủ động tốt
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR vào thực tế

Ứng dụng VR vào giải trí
Virtual Reality là gì? Đây được xem là mục đích lớn nhất mà công nghệ thực tế ảo ra đời, người dùng có thể sử dụng VR để chìm đắm vào không gian ảo hóa của một trò chơi hay thậm chí những video giải trí, khám phá khoa học viễn tưởng…
Ưu điểm khi ứng dụng VR vào giải trí là cho cảm giác thật, tức là mọi thứ diễn ra trong không gian ảo hóa sẽ tương tác mạnh mẽ đến cảm giác của con người.
Ví dụ, nếu xem một bộ phim giả lập bằng kính thực tế ảo VR thì người dùng có thể di chuyển xung quanh không gian phim, có thể quay đầu sang trái, sang phải để thay đổi góc nhìn. Còn đối với một bộ phim thông thường thì điều đó là hoàn toàn không thể.
Ứng dụng vào du lịch số
Ngày nay với công nghệ hình ảnh 3D, người ta có thể tạo ra những bối cảnh 3 chiều rất giống với thực tế. Điển hình nhất chính là tái hiện lại các kỳ quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, và con người có thể sử dụng kính VR để hòa mình vào đó mà không cần phải đi đâu xa.
Một số hệ thống thực tế ảo VR đặc biệt sẽ tích hợp thêm rất nhiều yếu tố như: Gió, nước, hiệu ứng ánh sáng, rung… để tăng cảm xúc cho người dùng khi sử dụng VR.
Công nghệ thực tế ảo vực dậy ngành du lịch và lữ hành như thế nào sau đại dịch COVID-19
Xem thêm Top 9+ Tai nghe bluetooth giá rẻ đáng mua nhất hiện nay
Bất động sản

Virtual Reality là gì? Một ứng dụng khá thực tế nữa mà công nghệ thực tế ảo có thể đem đến là tham quan kiến trúc từ các dịch vụ bất động sản. Tức là người dùng có thể xem chi tiết, rõ ràng các bối cảnh của một căn hộ, tòa nhà thông qua hệ thống thực tế ảo VR.
Điều này sẽ giúp người dùng có cái nhìn khái quát nhất, chính xác hơn về những gì sẽ được tạo ra trong tương lai. Sự kết hợp hoàn hảo giữa lĩnh vực bất động sản và ứng dụng VR dự kiến sẽ phát triển rất nhanh chóng trong tương lai.
Qua bài viết trên đây Raovatonline.com.vn đã cung cấp mọi thông tin về Virtual Reality là gì? Virtual Reality ứng dụng thế nào?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé!
Lộc Đạt – Tổng hợp
Tham khảo ( www.dienmayxanh.com, scs.duytan.edu.vn, hoanghapc.vn, … )